Ưu Điểm Và Hạn Chế Của Joint Venture là gì? Các Hình Thức Phổ Biến

Lượt xem:

Đọc bài viết

Joint Venture (Liên doanh) là sự hợp tác giữa hai bên với nhau. Nó có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Hãy cùng tìm hiểu xem những ưu và nhược của hình thức hợp tác kinh doanh Joint Venture là gì? Cũng như các loại hình liên doanh phổ biến hiện nay. 

Ưu điểm Của Joint Venture Là Gì?

  • Liên doanh là việc hợp tác giữa hai bên. Nên mỗi bên sẽ chịu một phần thiệt hại theo tỉ lệ góp vốn khi xảy ra rủi ro. Giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro hơn khi sở hữu toàn bộ.
  • Trước khi một công ty thành lập chi nhánh sở hữu toàn bộ. Việc liên doanh sẽ giúp công ty đó nghiên cứu và học hỏi. Chuẩn bị cho việc thâm nhập vào thị trường nội địa.
  • Cải thiện tính cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa. Khi họ được khuyến khích liên doanh với công ty nước ngoài. Hoặc các công ty nước ngoài được chính phủ yêu cầu chia sẻ quyền sở hữu với công ty trong nước. Hay có những khuyến khích ưu đãi khác để họ thành lập liên doanh.
  • Cơ hội cải thiện vốn, công nghệ và nguồn nhân lực. Khi có cơ hội thực hiện những dự án tầm cỡ quốc tế
  • Cơ hội cho các doanh nghiệp lớn mở rộng thị trường kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh hoặc quy mô công ty.

Nhược điểm

  • Khi không thống nhất được về các khoản đầu tư hoặc về việc chia lợi nhuận. Việc xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp quyền sở hữu là điều khó tránh khỏi.
  • Khi một doanh nghiệp còn non yếu, chưa có nhiều kinh nghiệm, quy mô nhỏ. Có thể xảy ra tình trạng “Cá lớn nuốt cá bé”.
  • Nếu như công ty liên doanh có trục tắc, khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn.
  • Mỗi doanh nghiệp đêif có một văn hoá riêng. Khi hợp tác gặp phải rào cản về ngôn ngữ, tư duy, văn hóa.
  • Gặp nhiều vấn đề pháp lý khi liên doanh các dự án về văn hóa.

Các loại hình kinh doanh phổ biến

Dựa vào mục đích cũng như cách thức các bên tham gia liên doanh. Liên doanh được chia thành 4 hình thức kinh doanh phổ biến:

  • Liên doanh hội nhập phía trước (Forward integration joint venture): là hình thức liên doanh mà các bên tham gia thỏa thuận đầu tư, hợp tác cùng nhau. Nhằm sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh và tung ra thị trường.
  • Liên doanh hội nhập phía sau (Backward integration joint venture): trong đó các bên tập trung đến việc sản xuất, khai thác các nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm thành phẩm. Có thể thấy các công ty sản xuất linh phụ kiện cho ô tô, máy móc, kỹ thuật, điện tử liên doanh theo hình thức này là rất nhiều.
  • Liên doanh mua lại (Buyback joint venture): Một liên doanh mua lại được thành lập khi doanh nghiệp sản xuất có quy mô tối thiểu nhất định nhưng lại muốn có quy mô lớn hơn và không đủ năng lực. Liên doanh sẽ là phương án tốt nhất để có thể có được quy mô lớn hơn.
  • Liên doanh đa giai đoạn (Multistage joint venture): xảy ra khi một đối tác liên kết với một doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi bên. Ví dụ, một nhà sản xuất hợp tác với một đại lý bán lẻ để phân phối bán hàng tốt hơn. Hoặc một đơn vị sản xuất quần áo thời trang sẽ liên doanh với một đơn vị bán lẻ mặt hàng này để có thể nâng cao hiệu quả và cả hình ảnh/thương hiệu của mỗi bên.

Trên đây là những chia sẻ về ưu, nhược điểm của Joint Venture. Cũng như các loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay của nó. Hi vọng bài viết của tìm việc làm ở Đà Nẵng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin và hiểu biết hơn về loại hình hợp tác kinh doanh này. Chúc bạn thành công!